Giới thiệu về vải Cotton

Phân loại và giới thiệu vải lông cừu
Tháng Mười Hai 21, 2021
How to Find Love Overseas
Tháng Hai 7, 2022

1. Vải Cotton
Vải Cotton là gì ?
Là loại vải được dệt từ các loại sợi tư nhiên tạo ra từ cây bông và một số chất bảo quản bằng hóa học. Nó có đặc điểm nhẹ, độ bền cao, thấm hút mồ hôi tốt, độ co giãn cao, giặt nhanh khô. Vải rất được ưa chuộng để may áo thun đồng phục hoặc là áo công nhân, bên cạnh đó nó còn thúc đẩy cho sự phát triển của ngành nông nghiệp của Việt Nam. Cotton hiện nay cũng là một trong các loại vải trên thị trường hiện rất được ưa chuông.
Nguồn gốc của vải cotton
Như đã nói ở trên thì vải cotton được làm chủ yếu từ cây bông. Vậy cây bông có nguồn gốc từ đâu ? Cây bông thuộc vào bộ Gossypyeae, nhóm họ Malvaceae và chi Gossypium. Cây bông nông nghiệp được trồng như hiện nay là do quá trình phân tán trong tự nhiên của các cây thuộc bộ Gossypyeae .

Hiện nay chi Gossypium có trên 50 loại bông trong đó có 5 loại bông sử dụng trong nông nghiệp còn lại phần lớn là bông dại. Trong 5 loại này thì có 4 loại được sử dụng phổ biến bao gồm: Bông cỏ Châu Á, Bông cỏ châu Phi, Bông Luồi và Bông Hải Đảo.

Bông cỏ Châu Á ( Tên nước ngoài: Gossypium arboreum L) có nguồn gốc từ Châu Á, hiện nay ở một số tỉnh miề Bắc nước ta như Lào Cai, Yên Bái… vẫn còn trồng giống cây này.
Bông cỏ Châu Phi: ( Tên gọi: Gossypium herbaceum L ) nguồn gốc sinh ra ở Châu Phi và một vài nước Châu Á có khí hậu khắc nhiệt.
Bông Luồi Châu Mỹ ( Gossypium hirsutum L ), có tới 90% diện tích được trồng ở Châu Mỹ.
Bông Hải Đảo: ( Gossypium barbadense L ), được phân bổ ở một số khu vực như Nam Mỹ và Bắc Phi.

Quy trình sản xuất Vải Cotton
Diễn ra 5 công đoạn bao gồm: Thu hoạch và phân loại bông, sơ chế, kéo sợi, dệt vải và nhuộm vải.

Bước 1: Thu hoạch và phân loại

Giai đoạn thu hoạch bông chủ yếu diễn ra vào tháng 11 và 12 hàng năm. Thông thường một mùa trồng bông sẽ phải thu hoạch 3 lần vì quả bông ra từng đợt và nó chín thành nhiêu lần khác nhau. Sau khi thu hoạch quả bông sẽ được tách ra để lấy xơ, rồi xơ bông sẽ được chia thành các loại khác nhau. Cuối cùng là đem đi phơi khô.

Bước 2: Sơ chế xơ bông

Xơ bông sau khi được phơi khô sẽ được vận chuyển và đem về khu vực xơ chế để xé xơ và làm sạch. Sau khi quá trình xé sơ hoàn tất thì tiến hành nấu bằng lo hơi rồi lọc sạch các tạp chất như nito, pectin hoặc là axit…

Bước 3: Kéo sợi xơ

Sau khi xơ được nấu xong nó sẽ có dạng lọc, ta sẽ tiến hành pha thêm với chất hóa học để làm cho xơ tạo dạng xệt. Rồi đem hỗn hợp đó đi kéo sợi bằng máy, qua nhiêu công đoạn kéo ta sẽ tạo ra được sợi cotton.

Bước 4: Quá trình dệt vải

Sau khi có sợi cotton ta sẽ áp dụng phương pháp đan các sợi ngang và dọc để tạo thành vải cotton. ( Ngày xưa dùng bằng phương pháp thủ công nhưng giờ đã có rất nhiều loại máy dệt để dệt vải cotton )

Bước 5: Nhuộm vải:

Sau khi vải dệt xong đem đi làm sạch trắng nhất có thể để cho khả năng thấm màu tốt nhất. Vải được đưa vào thùng chứ màu ngâm từ 2 cho đến 7 ngày tùy theo từng chất lượng vải sau đó được đem đi giặt và wash để cho vải đảm bảo không ra màu và làm sạch các tạp chất.

Cách nhận biết vải Cotton
Sử dụng phương pháp giác quan: Nếu là vải cotton sẽ rất dễ gấp nếp và bị nhăn sau khi vò,sờ vào không có cảm giác lạnh như những vải pha khác.
Áp dụng phương pháp nhiệt học: Vải khi đốt sẽ có lửa màu hồng, khói có màu xám, khi cháy xong không bị vón cục.
Nhận biết bằng độ thấm nước: Vải thấm rất nhanh và đều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đăng nhập

Quên mật khẩu?